USOL Vietnam Co.,Ltd

Góc chia sẻ, Tin tức

CHIA SẺ VỀ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG NHẬT

Có lẽ đây là thời điểm nhiều người bắt đầu nghĩ đến chuyện học và ôn tiếng Nhật để có thể thi đỗ kì thi JLPT tháng 7 tới.

Hôm nay chúng tôi xin gửi tới các bạn những chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Uyên về kinh nghiệm học và thi các chứng chỉ JLPT nhé.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Uyên gia nhập USOL-V với vai trò lập trình viên và bắt đầu học tiếng Nhật theo lớp của công ty tổ chức từ tháng 8/2016.

Bạn đã lần lượt thi đỗ các chứng chỉ N5 (2017), N4 (1/2018), N3 (8/2018).

Với chứng chỉ N3 trong tay, tháng 4/2019 Uyên bắt đầu sang Nhật onsite. Bạn đã lấy thêm chứng chỉ N2 (1/2021) và đặc biệt là chứng chỉ N1 vào tháng 8/2021, đánh dấu chặng đường 5 năm kể từ khi bắt đầu học tiếng Nhật.

Hiện tại Uyên vẫn đang làm công việc dự án sử dụng tiếng Nhật 100% tại công ty khách hàng của USOL-V ở Tokyo.

___

Đối với mình, lý do để duy trì được việc học Tiếng Nhật có thể gói gọn trong 2 từ “Sở thích” và “Tính tò mò”.

 Những điều thuộc về sở thích (thói quen)

  • Đọc báo Nhật bằng app SmartNews: những từ không hiểu thì sẽ tra bằng app Mazii hoặc Google.
  • Xem những kênh YouTube của người Nhật, tùy theo sở thích. Khi xem có thể luyện shadowing. (Có một số kênh mình thấy khá dễ nghe như: Hiro Vlog, Osho Taigu’s, Papaken-Family, Onomappu…)
  • Xem phim bằng Netflix: ngoài phim Nhật thì phim Hàn hay phim Mỹ mình cũng để sub Nhật và thuyết minh tiếng Nhật nếu có. Dùng Netflix ở Việt Nam thì có thể đổi sang server Nhật để có nhiều phim Nhật để xem. Mới xem có thể làm quen bằng những phim hoạt hình như Chibi Maruko vì từ vựng không khó và khá dễ nghe. Quan trọng là không xem sub Việt, có thể cài addon language learning with Netflix để hỗ trợ.
  • Đọc trend twitter Nhật: đọc trend vừa có thể biết được những tin tức đang hot vừa có thể học thêm được tiếng Nhật mà người Nhật hay dùng.
  • Xem tivi, nghe nhạc Nhật: không thường xuyên.

 Những điều thuộc tính tò mò

  • Khi gặp một từ tiếng Nhật không hiểu sẽ thấy rất bứt rứt nên thường đi tra ngay.
  • Khi làm ở Việt Nam, mình hay đọc những mail comtor dịch và đọc tài liệu công việc bằng cả file tiếng Việt và file tiếng Nhật.
  • Khi làm ở Nhật, nếu có thời gian thì đọc cả những mail không phải phần công việc của mình để xem cách người Nhật viết mail.
  • Khi dùng những phần mềm tiếng Nhật thì sẽ để ý những từ vựng và cách đọc.

 Những phương pháp học khác

  • Học khóa học N3, N2, N1 của Dũng Mori: những khóa này chủ yếu mình dùng để hệ thống lại ngữ pháp, đọc hiểu và làm đề thi thử. Còn từ vựng và kanji thì góp nhặt trong công việc, và trong những điều thuộc sở thích bên trên. Từ vựng N3 thì mình học theo quyển N3単語2000 khá hay, file nghe đính kèm sách có thể nghe và luyện shadowing.
  • Học tranh thủ trong khoảng thời gian ngắn: với mình không có việc dành 2, 3 giờ để ngồi học vì sẽ nhanh thấy chán và khó tập trung. Ngược lại những lúc có 5, 10 hoặc 15 phút rảnh thì mình dành để học từ vựng hoặc nghe tin tức, vì giới hạn thời gian nên có thể tập trung hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, thời gian học cố định thì từ 30 phút ~1 tiếng buổi sáng và buổi tối.
  • Học đọc qua sách Shinkanzen Master N2, N3: mình thấy những quyển đọc của Shinkanzen khá hay. Nội dung bài đọc thú vị, có hướng dẫn cách đọc từng dạng bài, có giải thích đáp án cụ thể.

Bình thường khi không ôn thi thì mình vẫn duy trì , khi nào ôn thi thì dùng thêm .

Ngoài ra, việc trau dồi thêm kỹ năng viết và nói là điều mình luôn hướng đến. Mình nghĩ học là để dùng, nếu không dùng thì thực sự rất lãng phí, chứng chỉ chỉ có vai trò giúp chúng ta học có hệ thống hơn và giúp kiểm tra lại những gì đã học. Khi dùng thì việc sợ sai là chuyện rất bình thường, lỗi sợ có thể giúp chúng ta hành động cẩn thận hơn, hoặc khiến chúng ta không dám làm gì. Nếu chúng ta chọn hành động cẩn thận thì chắc chắn sẽ mang lại kết quả, mình nghĩ vậy. Ví dụ như sợ viết mail sai, thì có thể tự check lại trước khi gửi hoặc nhờ người check lại sau khi viết, sau vài lần như vậy mình nghĩ sẽ có thể tự tin viết được. Để nắm chắc những gì đã học không có gì tốt hơn là sử dụng chúng.

___

Trên đây là chia sẻ của Uyên về quá trình học tiếng Nhật. Uyên cũng có chia sẻ một câu nói “Đừng lo lắng khi bạn đi chậm, hãy lo lắng khi bạn đứng tại chỗ”. Hi vọng những chia sẻ của Uyên sẽ giúp cho các bạn có động lực hơn và tìm được phương pháp học tập phù hợp với bản thân.

Để lại cảm nhận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các tag và các thuộc tính này HTML

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>